slide

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Chieu coi Làng nghề truyền thống trăm năm

Xã Định Yên (Lấp Vò) tươi rói những sắc màu của chiếu đã thôi thúc chúng tôi dừng chân lại đây để trải nghiệm với nghề dệt chiếu truyền thống được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghề dệt chiếu tại Định Yên
Hiện chưa có một tài liệu nào xác định được cụ thể thời điểm xuất hiện nghề dệt chiếu ở Định Yên, nhưng theo các cụ cao niên trong xã thì nghề dệt chiếu đã có từ hơn 100 năm. Trước đây, làng chiếu Định Yên được biết đến nhiều nhất là chợ chiếu đêm, còn được gọi là “chợ ma” do chợ chỉ nhóm họp vào ban đêm, thường kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ. Chợ chiếu đêm nhóm khoảng từ 3 giờ đêm cho đến hơn 4 giờ sáng là tan chợ. Nguyên nhân chợ chiếu chỉ bán vào ban đêm được bà con giải thích do ban ngày người sản xuất bận dệt chiếu và thương lái cũng bận đi bán nên việc họp chợ để mua bán chỉ diễn ra vào ban đêm. Giờ “chợ ma” không còn, nhưng cả 4/4 ấp thuộc xã Định Yên gồm An Lợi A, An Lợi B, An Khương và An Bình vẫn còn rất đông hộ gia đình theo nghề dệt chiếu.

Chiếu sau khi dệt được bác Năm Mum mang phơi ngoài sân
Nghề dệt chiếu Định Yên đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng vẫn được các thế hệ giữ gìn. Một chiều cuối tháng 5, chúng tôi dừng chân tại ấp An Bình, dù thời điểm này không vào mùa lễ hội để chiếu “hút hàng” nhưng tiếng máy dệt chiếu vẫn “dập” không ngừng tại nhiều nhà dân trong ấp. Để có 1 chiếc chiếu thành phẩm, đẹp, người làm ra chiếu phải qua nhiều công đoạn. Trước tiên, tuyển lựa các sợi lác cho đều nhau, không to quá cũng không được nhuyễn quá, sau đó mang đi phơi nắng độ 30 phút đến 1 giờ, khi nước nhuộm được đun sôi, mang lác vào nhuộm. Sau đó, lác được tiếp tục mang phơi nắng độ 1 buổi rồi mới mang vào dệt. Khi dệt xong, chiếu lại được mang đi cắt bìa, buộc chỉ bìa và phơi nắng.
Ông Mai Thành Lập - Chủ tịch UBND xã Định Yên cho biết, từ khi nghề dệt chiếu Định Yên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đã có nhiều đoàn khách trong và ngoài nước tìm đến làng nghề tham quan.
Tỉnh có quy hoạch dự án Khu du lịch sinh thái Làng nghề chiếu Định Yên tại cồn Quạ, ấp An Bình với diện tích trên 32ha. Dự án đang được kêu gọi đầu tư. Nếu dự án được sớm thực hiện, địa phương sẽ có dịp quảng bá hình ảnh làng nghề, từ đó thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan nghề dệt chiếu, đồng thời các dịch vụ trên địa bàn sẽ có cơ hội phát triển và những sản phẩm chiếu của trên 3.700 hộ sinh sống bằng nghề dệt chiếu sẽ được bán “chạy” hơn.
Chúng tôi đến nhà bác Năm Mum (ấp An Bình), không khí dệt chiếu tại đây khá náo nhiệt, mọi người vừa làm vừa cười nói vui vẻ. Ngoài sân và lối ra vào nhà bác Năm Mum phơi đầy chiếu với nhiều màu sắc như tô đậm thêm nét đẹp dân dã của một làng nghề truyền thống. Những chiếc máy dệt thủ công đã được bác treo cất cạnh mái hiên nhà và thay vào đó là 5 máy dệt chiếu bằng điện hiện đại. Ở tuổi 69, bác Năm vẫn cùng các con cháu ngồi dệt chiếu, thực hiện các công đoạn để làm ra những chiếc chiếu ưng ý khách hàng. Nói về nghề làm chiếu mà gần cả cuộc đời mình đã theo, bác Năm Mum cho biết, từ lúc lên 10 tuổi, bác đã theo nghề dệt chiếu do ba mẹ truyền lại, khi bán ra những chiếc chiếu, có lúc lợi nhuận rất ít, có ngày thu về chỉ được 1 ngàn đồng/chiếc chiếu, nhưng gia đình bác không ai muốn từ bỏ. Điều bác và đông bảo bà con làm nghề dệt chiếu nơi đây cảm thấy phấn khởi là vào dịp lễ, Tết, chiếu bán được giá cao. Ngoài ra, bác Năm Mum cũng như những người thợ dệt chiếu hiếu khách khác mà chúng tôi có dịp tìm đến đều rất đỗi vui mừng mỗi khi có đoàn khách du lịch tìm đến tham quan nơi dệt chiếu và động viên những người dệt chiếu vượt qua khó khăn để giữ gìn nghề dệt chiếu truyền thống.
Hữu Nghĩa
(st)

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Đak Lak – Thăng trầm nghề dệt chiếu Buôn Trấp

Nghề dệt chiếu ở buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp (huyện Krông Ana) có từ bao giờ, vì sao chỉ người Êđê ở buôn Trấp mới biết nghề này trong khi người Êđê ở các buôn làng khác trong vùng lại không biết?…

Khi được hỏi về những điều này, hầu như bà con ở buôn Trấp ai cũng bảo: Nghề này của ông bà để lại; hồi nhỏ đã thấy ông bà dệt chiếu rồi. Đời ông bà dệt chiếu, rồi đến đời con, đời cháu cũng dệt chiếu. Cứ thế cho đến bây giờ.

chiếu cói

Dù lãi ít, nhưng gia đình Amí H’Mót vẫn duy trì công việc dệt chiếu để giữ nghề.
Theo nhiều tài liệu, người Êđê ở buôn Trấp thuộc nhóm người Êđê Bih. Trước đây, nhóm người Êđê Bih sinh sống ở quanh hang Băng ADrênh và vùng hồ Tac Prông (nay thuộc xã Băng ADrênh, huyện Krông Ana). Khoảng năm 1890, người Pháp dồn dân sống rải rác các nơi về tập trung ở buôn Trấp. Năm 1964 chính quyền Mỹ – Ngụy tiếp tục thực hiện chính sách dồn dân vào các ấp chiến lược để bình định, nên người dân buôn Trấp bị tập trung về sống ở buôn Alê A, Alê B (TP. Buôn Ma Thuột hiện nay). Sau năm 1975, người Êđê Bih mới trở về buôn Trấp. Vùng đất này xưa kia rất nhiều bãi sình lầy (chính vì thế mà có tên buôn Trấp: từ “trấp” tiếng Êđê có nghĩa là sình lầy), đầm bãi hoang vu với đủ các loại lau lách, cỏ dại mọc ngút ngàn; trong đó cây cói sinh trưởng khá nhiều. Từ hồi đấy người dân trong buôn đã biết lấy cói về để dệt chiếu; theo đó nghề dệt chiếu ở đây đã có đến hơn 100 năm.
Khoảng những năm 1980 – 1990 nghề dệt chiếu ở buôn Trấp khá phát triển. Chiếu của bà con được mọi người biết đến vì vừa bền, vừa đẹp, lại rẻ. Bà H’Ven H’Đer (tên thường gọi là amí H’Mót), năm nay 50 tuổi, một trong những người làm nghề dệt chiếu ở buôn Trấp nhớ lại: “Hồi đó trong buôn nhà nào cũng làm chiếu. Chiếu làm ra đến đâu bán hết đến đó. Nhiều người từ các nơi khác đến hỏi mua, nhất là bà con ở các buôn làng trong huyện rất ưa chuộng, mua rất nhiều…”. Đến thời kỳ cơ chế thị trường phát triển, hàng hóa nhiều, lưu thông thuận tiện, các loại chiếu với đủ mẫu mã, kích thước, màu sắc, hoa văn được bày bán khắp nơi; từ chiếu cói, chiếu trúc đến chiếu ni lon, rồi hàng nội có, hàng ngoại có cả… do vậy chiếu của người dân ở đây làm ra bán không chạy như trước. Trong buôn, người làm chiếu cứ ít dần.
Những tưởng cơ chế thị trường sẽ khiến cho nghề dệt chiếu ở đây rơi vào quên lãng, thế nhưng một số amí, amai (mẹ, chị) trong buôn vẫn  gắn bó với nghề như: amí H’Mót, amí H’Loan… Tuy vậy họ chỉ làm cầm chừng. Chiếu dệt ra, số thì gửi bán ở các buôn xa, số thì cứ để trong nhà, ai hỏi mua thì bán. Cứ như thế, nghề dệt chiếu vẫn được duy trì dù không còn được chú trọng như trước.
Chiếu của người Êđê ở buôn Trấp được dệt trơn, không nhuộm màu, không in hoa. Chiếc chiếu dày dặn, có màu xanh nhạt tự nhiên; nhìn đã thấy bền và mát. Để làm ra được chiếc chiếu cũng mất khá nhiều công sức. Vất vả nhất là đi lấy cói: Các đồng bãi bỏ hoang xưa kia bây giờ đã được khai phá để làm ruộng, muốn lấy cói phải đi tận vùng Nam Ka, La Xiên phía bên kia sông Krông Knô, đi thuyền máy cũng mất cả tiếng đồng hồ, phải cắm trại ở đó vài ba ngày để gặt cói; rồi lại phải thuê thuyền chở về, khá tốn kém. Việc tiếp theo là chẻ cói, phơi cói; sợi cói được phơi khoảng hai nắng khô săn lại, vừa dai, vừa chắc, lúc đó mới đem dệt được.
Amí H’Mót tâm sự: “Bây giờ trong buôn chỉ có khoảng 5 – 6 gia đình còn dệt chiếu thôi. Một ngày, ba mẹ con mình dệt được khoảng 4 – 5 chiếc chiếu. Giá bán sỉ từ 50.000 – 60.000 đồng/chiếc và cũng tùy từng lúc. Người ta (thương lái) đem đi bán ở các chợ xã, các buôn làng khác. Cứ hai, ba ngày họ đến lấy hàng một lần. Nhà mình người thì nhiều, ruộng thì ít, nên dù làm chiếu mất nhiều công mà không được bao nhiêu tiền thì vẫn phải cố, lấy công làm lãi thôi. Dù sao cũng có thêm ít tiền để trang trải cuộc sống…”. Còn bà H’Yê B’krông (tên thường gọi là amí H’Loan), năm nay đã 60 tuổi trầm ngâm: “Làm chiếu chỉ làm được vào mùa khô; làm hết mùa cũng không được bao nhiêu tiền. Nhưng mình biết dệt chiếu từ khi còn nhỏ, bao nhiêu năm dệt chiếu rồi, bây giờ không làm nữa thì tiếc lắm. Nghề của ông bà mà, phải giữ lấy chứ…”.
Dệt chiếu không chỉ là để mưu sinh mà còn là cách để “giữ lấy nghề của ông bà”, suy nghĩ của những người phụ nữ Êđê ở buôn Trấp thật giản đơn mà sâu sắc.

Theo Báo Đak Lak

tag: chieu coichiếu cói, chieu coi thai binh, chiếu cói thái bình

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

MÙA HÈ, NẰM CHIẾU CÓI VÌ SAO CẢM THẤY MÁT?

Nằm chiếu cói sẽ mát hơn vật liệu khác
Trong những ngày hè, bạn cản thấy rất oi bức, nếu vừa đứng vào chỗ thoáng gió bạn cảm thấy dễ chịu ngay. Vì chỗ thoáng gió sẽ thổi khô mồi hôitrên người bạn rất nhanh. Mồ hôi biến thành hơi nước bay vào không khí, đồng thời cũng mang đi một lượng nhiệt đáng kể của cơ thể.Người nằm trên chiếu cói cũng thấy mát là do bởinguyên nhân đó. Vì chiếu cói được dệt từ những sợi cói rời, nó vừa thông gió lọt khí, vừa hút được mồ hôi. Người nằm trên chiếu cói, mồ hôi trên cơ thể bốc hơi rất nhanh, lượng nhiệt bị hút đi cũng rất lớn. Vì vậy người nằm trên chiếu cói liền cảm thấy mát mẻ dể chịu.
                                                                                                                                                             (st)
tag: chieu coi, chiếu cói, chieu coi thai binh, chiếu cói thái bình

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

“CHIẾU CÓI MINH QUANG” ( Báo Thái Bình )

Ra đời đúng vào thời điểm nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, các sản phẩm gia dụng sản xuất ra ngày càng nhiều.
Các sản phẩm chiếu với đầy đủ mẫu mã, chủng loại khác nhau, ngày càng da dạng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược để cạnh tranh với những mặt hàng chiếu từ Trung Quốc. Ảnh Ngọc Trâm
Nhiều doanh nghiệp đã không đứng vững, nhưng doanh nghiệp Chiếu cói Minh Quang - một doanh nghiệp làng nghề ở xã Đông Hà, huyện Đông Hưng vẫn phát triển và khẳng định được thương hiệu “Chiếu cói Minh Quang” trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Với quy mô sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hàng năm lên tới trên 500.000 lá chiếu các loại, chủ yếu bán theo hợp đồng dịch vụ cho các đơn vị công an, quân đội và các trường chuyên nghiệp, Doanh nghiệp chiếu cói Minh Quang đã góp phần tạo việc làm ổn định cho gần 300 hộ gia đình trong, ngoài xã theo phương thức dệt chiếu gia công “ nhận nguyên liệu, giao sản phẩm” với thu nhập từ 1,5 - 1,9 triệu đồng người/tháng. Anh Nguyễn Trọng Quang - Giám đốc Doanh nghiệp cho biết: Những năm đầu  mới thành lập, do hầu hết nguyên liệu sản xuất phải đi mua và sản xuất thủ công trong khi phải cạnh tranh với hàng loạt các thương hiệu chiếu cói nổi tiếng trong nước nên doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn, đã có lúc tưởng như đi vào “ngõ cụt”.
Anh Quang kể lại: Đi chào hàng, sau khi thoả thuận được chỉ tiêu chất lượng, sang vấn đề giá cả thì hầu hết các khách hàng đều từ chối. Từ đây, anh hiểu, ngoài mục tiêu chất lượng thì bài toán tiếp theo doanh nghiệp cần giải quyết là vấn đề giá thành sản phẩm. Để giải bài toán giá thành sản phẩm thì yếu tố thiết bị công nghệ đóng vai trò chìa khoá.
Với tư duy đó, từ năm 2005, Doanh nghiệp Chiếu cói Minh Quang bắt đầu thực hiện giải pháp đầu tư thiết bị công nghệ, thực hiện chuyển đổi toàn diện từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu, công ty đã mua, nhập đồng loạt hệ thống 25 dàn máy dệt chiếu của Trung Quốc, và đây là một trong các điều kiện cần thiết để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
 Ông Phạm Văn Lan- Công nhân Doanh nghiệp Chiếu cói Minh Quang cho biết: Ngoài việc giảm nhẹ lao động, tăng ca sản xuất để đáp ứng nhu cầu hợp đồng, năng suất lao động đã tăng từ 7 - 8 lá chiếu/2 người dệt thủ công/ngày lên 70 – 75 lá/1 máy/ người – 1 ngày đêm. Hơn nữa, thu nhập của người lao động cũng tăng từ 1 triệu lên 1,5 triệu đồng/người/tháng. Mọi chế độ như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thai sản, ốm đau... đều được doanh nghiệp thực hiện đúng quy định.
Chuyển từ dệt thủ công với việc sử dụng chỉ dệt sợi đay xe thủ công sang dệt máy sử dụng chỉ dệt sợi xe công nghiệp, đã phát sinh khó khăn cho doanh nghiệp: Nếu đi mua nhập chỉ dệt công nghiệp thì mục tiêu hạ giá thành sản phẩm khó có thể thực hiện triệt để, vì thế, thêm một lần nữa doanh nghiệp đầu tư một số lượng tiền vốn lớn nhập khẩu dàn máy xe chỉ tự động của Hàn quốc. Với dàn máy xe chỉ tự động này, doanh nghiệp đã tự cân đối nhu cầu chỉ dệt cho mình và cho các hộ làng nghề với chất lượng nguyên liệu cao hơn và giá thành rẻ hơn.
Nếu như trước đây toàn bộ chỉ dệt là sợi đay xe thủ công, thì sau đó, toàn bộ chỉ dệt là sợi công nghiệp như: polyme, coton, hoặc bông tổng hợp, đáp ứng đa dạng các nhu cầu thị hiếu tiêu dùng. Ngoài mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, việc thay thế sợi dệt từ sợi đay cổ truyền bằng sợi công nghiệp có chất liệu polyme đã làm Chiếu cói Minh Quang có chất lượng sử dụng cao hơn, chiếu trở nên bền, đẹp và ít mốc hơn trong điều kiện thời tiết ẩm thấp; đặc biệt đã hạn chế được “bụi sợi” trong suốt quá trình sử dụng, đây là một trong các chỉ tiêu chất lượng được những khách hàng quan tâm nhiều hơn. Từ những thành công đó, thời gian qua, Doanh nghiệp Chiếu cói Minh Quang đã trở thành một mô hình cho nhiều doanh nghiệp làng nghề chiếu cói trong, ngoài tỉnh thăm quan, tham khảo.
Sau gần chục năm xây dựng và phát triển, bằng việc thực hiện giải pháp đầu tư trang thiết bị kỹ thuật công nghệ để hạ giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, thương hiệu “Chiếu cói Minh Quang” đã trở thành một thương hiệu mạnh trong làng nghề chiếu cói trong tỉnh, đóng góp vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển làng nghề chiếu cói Thái Bình.
Minh Nguyệt
( theo báo Thái Bình http://baothaibinh.com.vn/40/3173/CHIEU_COI_MINH_QUANG.htm)

tag: chieu coi, chiếu cói, chieu coi thai binh, chiếu cói thái bình

“CHIẾU CÓI MINH QUANG” ( Báo Thái Bình )

Ra đời đúng vào thời điểm nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, các sản phẩm gia dụng sản xuất ra ngày càng nhiều.
Chieu coi, chiếu cói
Các sản phẩm chiếu với đầy đủ mẫu mã, chủng loại khác nhau, ngày càng da dạng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược để cạnh tranh với những mặt hàng chiếu từ Trung Quốc. Ảnh Ngọc Trâm
Nhiều doanh nghiệp đã không đứng vững, nhưng doanh nghiệp Chiếu cói Minh Quang - một doanh nghiệp làng nghề ở xã Đông Hà, huyện Đông Hưng vẫn phát triển và khẳng định được thương hiệu “Chiếu cói Minh Quang” trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Với quy mô sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hàng năm lên tới trên 500.000 lá chiếu các loại, chủ yếu bán theo hợp đồng dịch vụ cho các đơn vị công an, quân đội và các trường chuyên nghiệp, Doanh nghiệp chiếu cói Minh Quang đã góp phần tạo việc làm ổn định cho gần 300 hộ gia đình trong, ngoài xã theo phương thức dệt chiếu gia công “ nhận nguyên liệu, giao sản phẩm” với thu nhập từ 1,5 - 1,9 triệu đồng người/tháng. Anh Nguyễn Trọng Quang - Giám đốc Doanh nghiệp cho biết: Những năm đầu  mới thành lập, do hầu hết nguyên liệu sản xuất phải đi mua và sản xuất thủ công trong khi phải cạnh tranh với hàng loạt các thương hiệu chiếu cói nổi tiếng trong nước nên doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn, đã có lúc tưởng như đi vào “ngõ cụt”.
Anh Quang kể lại: Đi chào hàng, sau khi thoả thuận được chỉ tiêu chất lượng, sang vấn đề giá cả thì hầu hết các khách hàng đều từ chối. Từ đây, anh hiểu, ngoài mục tiêu chất lượng thì bài toán tiếp theo doanh nghiệp cần giải quyết là vấn đề giá thành sản phẩm. Để giải bài toán giá thành sản phẩm thì yếu tố thiết bị công nghệ đóng vai trò chìa khoá.
Với tư duy đó, từ năm 2005, Doanh nghiệp Chiếu cói Minh Quang bắt đầu thực hiện giải pháp đầu tư thiết bị công nghệ, thực hiện chuyển đổi toàn diện từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu, công ty đã mua, nhập đồng loạt hệ thống 25 dàn máy dệt chiếu của Trung Quốc, và đây là một trong các điều kiện cần thiết để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
 Ông Phạm Văn Lan- Công nhân Doanh nghiệp Chiếu cói Minh Quang cho biết: Ngoài việc giảm nhẹ lao động, tăng ca sản xuất để đáp ứng nhu cầu hợp đồng, năng suất lao động đã tăng từ 7 - 8 lá chiếu/2 người dệt thủ công/ngày lên 70 – 75 lá/1 máy/ người – 1 ngày đêm. Hơn nữa, thu nhập của người lao động cũng tăng từ 1 triệu lên 1,5 triệu đồng/người/tháng. Mọi chế độ như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thai sản, ốm đau... đều được doanh nghiệp thực hiện đúng quy định.
Chuyển từ dệt thủ công với việc sử dụng chỉ dệt sợi đay xe thủ công sang dệt máy sử dụng chỉ dệt sợi xe công nghiệp, đã phát sinh khó khăn cho doanh nghiệp: Nếu đi mua nhập chỉ dệt công nghiệp thì mục tiêu hạ giá thành sản phẩm khó có thể thực hiện triệt để, vì thế, thêm một lần nữa doanh nghiệp đầu tư một số lượng tiền vốn lớn nhập khẩu dàn máy xe chỉ tự động của Hàn quốc. Với dàn máy xe chỉ tự động này, doanh nghiệp đã tự cân đối nhu cầu chỉ dệt cho mình và cho các hộ làng nghề với chất lượng nguyên liệu cao hơn và giá thành rẻ hơn.
Nếu như trước đây toàn bộ chỉ dệt là sợi đay xe thủ công, thì sau đó, toàn bộ chỉ dệt là sợi công nghiệp như: polyme, coton, hoặc bông tổng hợp, đáp ứng đa dạng các nhu cầu thị hiếu tiêu dùng. Ngoài mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, việc thay thế sợi dệt từ sợi đay cổ truyền bằng sợi công nghiệp có chất liệu polyme đã làm Chiếu cói Minh Quang có chất lượng sử dụng cao hơn, chiếu trở nên bền, đẹp và ít mốc hơn trong điều kiện thời tiết ẩm thấp; đặc biệt đã hạn chế được “bụi sợi” trong suốt quá trình sử dụng, đây là một trong các chỉ tiêu chất lượng được những khách hàng quan tâm nhiều hơn. Từ những thành công đó, thời gian qua, Doanh nghiệp Chiếu cói Minh Quang đã trở thành một mô hình cho nhiều doanh nghiệp làng nghề chiếu cói trong, ngoài tỉnh thăm quan, tham khảo.
Sau gần chục năm xây dựng và phát triển, bằng việc thực hiện giải pháp đầu tư trang thiết bị kỹ thuật công nghệ để hạ giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, thương hiệu “Chiếu cói Minh Quang” đã trở thành một thương hiệu mạnh trong làng nghề chiếu cói trong tỉnh, đóng góp vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển làng nghề chiếu cói Thái Bình.
Minh Nguyệt
( theo báo Thái Bình http://baothaibinh.com.vn/40/3173/CHIEU_COI_MINH_QUANG.htm)

tag: chieu coichiếu cói, chieu coi thai binh, chiếu cói thái bình

Chiếu cói Thái Bình - Hotline: 0167 453 1842