Kim Sơn - Ninh Bình đang thực hiện nhiều biện pháp duy trì và phát triển vùng trồng cói và các sản phẩm truyền thống từ cây cói chiếu cói để giải quyết việc làm, ổn định đời sống nhân dân.
Cây cói và chiếu cói đã gắn bó với người dân Kim Sơn cách đây gần 2 thế kỷ. Qua 5 lần quai đê lấn biển, Kim Sơn đã thực hiện tốt phương châm "lúa lấn cói, cói lấn biển", với diện tích lúc nhiều nhất lên đến hơn 1.000 ha, sản lượng đạt hơn 10.000 tấn cói chẻ. Các làng nghề sản xuất, chế biến cói phát triển ở khắp thôn, xã, thường xuyên giải quyết việc làm cho hơn 60.000 lao động, giá trị sản xuất từ cói của huyện nhiều năm đạt từ 120 - 130 tỷ đồng/năm. Các mặt hàng chiếu cói, sản phẩm mỹ nghệ từ cói đã xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, cây cói Kim Sơn gặp nhiều khó khăn, người trồng cói thua lỗ, sản phẩm cói "đói" thị trường, nhiều cơ sở chế biến phải ngừng sản xuất hoặc phải thay đổi mẫu mã hướng vào thị trường trong nước và người tiêu dùng bình dân. Diện tích cói của huyện đã giảm hơn 340 ha so với trước. Nhiều nơi, nông dân phá cói, trồng lúa để tăng nguồn lương thực. Nếu như trước đây, cây cói mang lại hiệu quả gấp 2 - 3lần trồng lúa, thì đến thời điểm vừa qua, mỗi ha cói chỉ thu được khoảng 15 triệu đồng/ha/năm, bằng 1/2 thu nhập của người trồng lúa, trong khi trồng cói tốn rất nhiều công chăm sóc, chi phí gấp rưỡi so với trồng lúa. Cùng với đó, các doanh nghiệp sản xuất chế biến sản phẩm cói gặp khó khăn, một số doanh nghiệp chuyển sang sản xuất bằng nguyên liệu bẹ chuối, bèo tây, nứa chắp...Giá cói nguyên liệu xuống thấp, nhiều người đã bỏ không thu hoạch. Ông Đoàn Kim Ly, Phó Chủ tích UBND huyện Kim Sơn cho biết: Người trồng cói trên địa bàn huyện đang gặp khó khăn vì giá cói xuống thấp, nhiều hộ không đủ tiền thuê nhân công thu hoạch cói, có hộ lỗ hàng triệu đồng. Để duy trì vùng nguyên liệu cói, giữ vững ngành nghề chế biến hàng mỹ nghệ từ cói, tỉnh Ninh Bình đã triển khai qui hoạch lại vùng cói với việc xây dựng hệ thống thủy lợi theo vùng tập trung, thuận lợi cho nhân dân phát triển cây cói. Tỉnh hỗ trợ 4 triệu đồng/ha giống cói được trồng mới, diện tích cói cải tạo được hỗ trợ 2 triệu đồng/ha. Nguồn kinh phí trên được cấp trực tiếp cho hộ nông dân trên cơ sở nghiệm thu thực địa bảo đảm chất lượng và qui trình kỹ thuật. Riêng huyện Kim Sơn cũng hỗ trợ 1 triệu đồng cho vùng trồng cói mới và 500.000 đồng/ha cải tạo trồng lại cói. Trước mắt, Ninh Bình tập trung đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cói tập trung tại Công ty nông nghiệp Bình Minh với diện tích 450 ha trong năm 2009. Tỉnh và huyện Kim Sơn đầu tư cho Công ty 10 tỷ đồng nâng cấp hệ thống kênh mương tưới tiêu, đưa giống cói mới của Nhật Bản và các giống cói tốt trong nước vào sản xuất, trên cơ sở đó từng bước mở rộng diện tích cói ở các xã được qui hoạch như Định Hoá, Văn Hải, Kim Mỹ , Kim Tân, Lai Thành. Tỉnh cũng khuyến khích các nhà đầu tư vào khâu sản xuất chế biến cói, giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường đa dạng hoá sản phẩm để giữ vững thương hiệu sản phẩm từ cây cói Kim Sơn./. |
Các từ khóa theo tin:
|
(Theo TTXVN)
tag: chieu coi, chiếu cói, chieu coi thai binh, chiếu cói thái bình |
" Cung cấp các sản phẩm chiếu cói dệt máy, dệt thủ công các loại, bền, đẹp có chỗ đứng hơn 20 năm trên thị trường"
slide
Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014
Tỉnh Ninh Bình duy trì, phát triển vùng trồng cói và sản phẩm từ cói
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét