slide

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Ông già bảy mươi vực dậy cả làng chiếu


Làng chiếu cói cổ nhất Việt Nam

Làng Vũ Hạ xã An Vũ (Quỳnh Phụ - Thái Bình) là một trong 3 làng chiếu truyền thống cổ xưa nhất Việt Nam. Cùng với làng chiếu An Thạnh của tỉnh Ninh Thuận và làng chiếu Nga Sơn của Thanh Hóa thì làng Vũ Hạ từng một thời là “thủ phủ” của chiếu cói truyền thống cung ứng hàng cho cả miền.

Theo ông Nguyễn Văn Triển, trưởng thôn Vũ Hạ thì nghề dệt chiếu ở vùng quê thuần nông này đã có từ lâu đời, hàng trăm năm về trước khi người dân biết dùng cói để làm các vật dụng sinh hoạt.

Giám đốc “công ty” chiếu làng Nguyễn Xuân Hòa
Theo lý giải của ông Triển, vì làng chiếu có từ lâu đời nên không ai biết ông tổ làng nghề là ai. Lịch sử làng chiếu cũng chỉ được ghi chép sơ sài nên dù các cao niên có ra sức sưu tập tư liệu viết sử làng cũng rất khó khăn. Người ta chỉ biết, làng Vũ Hạ làm chiếu trước cả An Thạnh và Nga Sơn vì các ông tổ làng nghề này cũng từ Vũ Hạ mà ra. Chiếu Vũ Hạ được các vua chúa thích vì chất lượng và thẩm mỹ đạt đỉnh cao nên thời xưa, người làng chiếu rất giàu có. Sau này, thương gia nổi tiếng Bạch Thái Bưởi cũng từng cho người về làng chuyển chiếu Vũ Hạ lên tàu theo đường thủy sang phương Tây quảng bá hàng hóa Việt Nam. Đồng thời, ông cũng đặt những lô hàng lớn bán.

Hầu hết dân làng đều tham gia dệt chiếu
Thế rồi, nghề dệt chiếu dần mai một trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Mấy chục năm trời, người Vũ Hạ không ai nhắc tới nghề dệt chiếu dù họ luôn ý thức được rằng, mình có một thứ nghề quý giá cha ông để lại. Sau ngày đất nước thống nhất, một số cao niên trong làng bắt đầu quay lại nghề truyền thống nhưng chỉ ở mức độ “làm cho nhà dùng”. Chỉ một vài hộ có xu hướng làm đơn lẻ để bán ngoài chợ quê với số lượng.

Cụ “giám đốc” chiếu cói

Nhìn khung dệt cũ đã bị mối mọt vứt ngổn ngang bên góc vườn mà thấy xót xa. Thấy vậy, một cao niên trong làng mới nghĩ ra cách vực dậy làng nghề truyền thống để “lương tâm không phải day dứt”.

Đó là ông Nguyễn Xuân Hòa, tuổi ngoài 70 nhưng vẫn còn đau đáu với nghề. Năm 2000, sau chuyến đi vào Nam tìm hiểu các làng chiếu, ông cất công sang tận Quảng Tây – Trung Quốc để tận mắt thấy cách làm chiếu công nghiệp. Về quê, ông Hòa đã giục con cháu dốc hết vốn liếng mở xưởng sản xuất chiếu. Thấy ông già 70 mở “công ty”, nhiều người thấy lạ buột miệng “giờ mà làm chiếu có mà chết đói”. Nhưng ông Hòa không nản. Cùng với việc xây dựng xưởng sản xuất, nhập các máy móc hiện đại nhất và các nguyên liệu chất lượng từ miền Nam ra. Ông Hòa phải “đi săn” những tay thợ giỏi nhất về “khai thác chất xám” giúp làng làm ra những tấm chiếu đẹp nhất bằng công nghệ mới.
Công nghệ dệt chiếu mới được áp dụng
Theo ông Hòa, nếu dệt theo lối thủ công thì một người giỏi nhất cũng chỉ hoàn thành tối đa 2 tấm/ngày. Làm chiếu mất rất nhiều công đoạn tỉ mỉ như: Căng go tre, chọn cói, dập vo, ghim mép, chép hình… Trong khi công nghệ mới có thể làm ra 60 tấm chiếu/máy/ngày mà chất lượng được đảm bảo không gẫy góc, mỏng mép. Ông Hòa nhẩm tính, mỗi ngày “công ty” chiếu làng cũng cho ra đời và hoàn thiện hàng nghìn tấm chiếu chất lượng cao. Đến lúc này nhiều người mới thực sự bớt lo và thán phục “cụ giám đốc” dám nghĩ dám làm.

Cả làng là công nhân

Hiện nay, “công ty” chiếu làng đã có hàng chục máy dệt công nghệ mới nhất của châu Âu nên số lượng lao động tăng lên đáng kể. “Máy móc hiện đại thì nhân công phải ít đi nhưng tôi vẫn tuyển tất cả người làng vào làm việc vì khâu tiêu thụ phải được mở rộng, đảm bảo hàng không ế, không tồn đọng”, ông Hòa cho biết.
“Cụ giám đốc” đã ở tuổi ngoài 70, nhưng vẫn phải quán xuyến tất cả mọi việc từ chọn cói, tách sợi đến bẻ mép, bắt biên… cho các thợ trẻ mới học nghề. Thậm chí, ông còn “đứng lớp” đào tạo cho hàng trăm thanh thiếu niên có nhu cầu làm thêm. Hiện tại, hầu hết các lao động của làng Vũ Hạ đều tham gia sản xuất tại “công ty” chiếu làng. Nhiều người trong xã và ở huyện lân cận cũng sang xin được làm công nhân cho “công ty” với mức lương khá cao và ổn định.

Ông Hòa cho hay: “Mang tiếng là công ty nhưng không phải công ty. Tôi chỉ là người đứng ra thành lập xưởng rồi chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tiền thu được phải công khai minh bạch với cả làng để anh em đoàn kết, phấn khởi lao động”.
Nguyên liệu cói Thái Bình vẫn thiếu trầm trọng
Hiện tại, chỉ tính sơ sơ thì số nhân công làm việc trong “công ty” chiếu làng cũng lên tới hàng trăm người. Đó là chưa tính đến các nhân viên kinh doanh “nằm vùng” khắp trong và ngoài tỉnh, thậm chí ông Hòa còn thành lập “đại lý” tận bên Châu Phi để tiêu thụ sản phẩm.

Vào những dịp như mùa cưới, ông Hòa phải tuyển thêm khá nhiều lao động từ các tỉnh khác. Hiện tại, mỗi tháng xưởng của ông cũng cho ra đời vài chục nghìn tấm chiếu chất lượng cao xuất sang châu Phi.

Nghề chiếu truyền thống được vực dậy nhưng ông Hòa vẫn còn trăn trở về một hướng đi mới khi nguyên liệu cói ở địa phương không đủ cung cấp cho xưởng sản xuất. “Công ty” chiếu làng hiện đang phải nhập nguyên liệu từ miền Nam ra với giá cao trong khi tỉnh Thái Bình dù đã đưa cây cói vào trồng nhưng chất lượng không đạt yêu cầu để dệt chiếu bằng máy. Cói Thái Bình hay bị gẫy khi cho vào máy nên chất lượng chiếu không được như mong muốn.
Theo Nam Trần – Trần Vân (An ninh thủ đô)
tag: chieu coichiếu cóichieu coi thai binhchiếu cói thái bình

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Làng nghề dệt chiếu cói

Nghề dệt chiếu cói

vốn là nghề truyền thống đã có từ rất lâu đời ở Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn và một số địa phương khác ở Bình Định. Chiếu dệt có rất nhiều loại: chiếu khổ rộng, khổ hẹp, chiếu trơn và chiếu hoa.
Nghề dệt chiếu cói vốn truyền thống của người dân Hoài Nhơn
Chiếu trơn làm tương đối đơn giản bởi chiếu được dệt từ cói trắng không nhuộm màu. Dệt chiếu hoa công phu hơn nhiều. Chiếu hoa ở Bình Định không phải dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in hoa lên trên nền như một số vùng khác mà phải chọn sợi cói về nhuộm phẩm, màu sắc tùy theo từng chủ. Màu đỏ, màu xanh, màu lục, màu vàng. Phẩm nấu lên và nhúng sợi cói vào, nhúng từng nạm một và đem phơi. Những sợi cói màu sau khi phơi khô, được đem dệt thành chiếu hoa. Thường trên một chiếu hoa, ở giữa có chữ thọ, chữ song hỷ, hoặc chữ trăm năm hạnh phúc,… Còn ở bốn góc thì là tứ linh hoặc bốn hoa văn lớn, bốn góc xung quanh có hoa văn trang trí nhiều kiểu, nẹp ngoài hai đường kẻ hoặc đỏ hoặc xanh, trông rất trang nhã hài hòa.

Trong những năm qua hoạt động làng nghề chiếu cói phát triển

, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong làng nghề. Theo thống kê của UBND xã, các thôn có hộ dân làm nghề dệt chiếu là 1.525 hộ thì có gần 700 hộ sinh sống bằng nghề này. Nhằm nâng cao giá trị của cây cói cũng như giải quyết được nhiều việc làm hơn, bên cạnh nghề dệt cói, người dân Bình Định còn sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cói như: mũ, túi xách, đệm chà chân… Tại thời điểm đề nghị công nhận tổng số hộ cùng ngành nghề là 780 hộ, chiếm 51% so với tổng số hộ dân trong thôn; số lao động tham gia cùng ngành nghề 1.525 người chiếm 25% so tổng số lao động trong thôn;
Làng nghề dệt chiếu cói đã được UBND tỉnh Bình Định công nhận là làng nghề truyền thống.

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

LÀNG DỆT CHIẾU ĐỒNG MINH

Làng nghề dệt chiếu cói

Cách trung tâm thành phố hơn 20 km về phía Tây Nam, làng dệt chiếu xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, vẫn còn nguyên vẻ đơn sơ, mộc mạc của ngôi làng giàu truyền thống với nghề dệt chiếu cói đã có từ rất lâu rồi.


Chiếu cói với thị trường


Chiếc chiếu cói làng nghề giá thành rẻ hơn nhiều so với chiếu tre, chiếu trúc của Trung Quốc, hè nằm thì  mát, đông nằm thì ấm, phảng phất mùi của những rơm rạ, đồng quê, mà đòi hỏi bao công đoạn cũng như sự khéo léo của người nông dân dệt chiếu, từ trồng cói, đay, chọn cói đến đan chiếu, sơn phẩm màu, sấy chiếu...

Bắt đầu là từ khâu chọn nguyên liệu, cói và đay để làm chiếu cũng được lựa chon rất kĩ càng. Dệt chiếu cói phải là cói được trau kỹ lưỡng, lựa từng sợi mảnh thanh, dẻo dai. Có như thế khi lên tấm, chiếu mới trắng, bóng mượt.
Từ những bãi cói, rặng đay mọc ngút ngàn vùng ven sông, ven biển, cứ vào vụ, người dân xã Đồng Minh lại đi thu hoạch cói. Mỗi năm cói cho hai vụ - thu hoạch cói già là khi cói đã bắt đầu ra hoa. Sáu tháng một lần, cói được cắt sát tận gốc rồi phơi khô ngay trên bờ ruộng. Cói khô được chọn bỏ những cọng không đạt chuẩn, cắt vừa theo yêu cầu rồi bó thành từng bó vừa tay.

Nếu trời nắng đẹp thì khoảng 3 ngày nắng to là được. Khi phơi, tránh trời mưa vì nước mưa mà ngấm vào thì coi như là Cói xấu, mất giá! Một buổi chạy mưa thì thật là khốn khổ, bở hết cả hơi tai, vì mùa thu hoạch vào mùa hè nên thường có mưa, người dân ai cũng phải theo dõi thời tiết để phơi cói...
Đến khâu xử lý cói và dệt chiếu cũng thật lắm gian nan, cói 1 nắng gọi là "ưởn" được đánh đống để ngoài sân phơi, che bằng bổi đã khô, sau ba nắng là cây cói có màu trắng xanh đem bó lại gọi là "gù". Khi hết mùa thu hoạch, hầu hết nguời dân ở vùng cói ở nhà dệt chiếu. Cói được chọn loại bỏ những cây xấu và bắt đầu dệt. Thường thì mọi người dệt chiếu cho đến vụ mùa năm sau.

Bắt đầu dệt chiếu người ta dùng đay sợi mắc lên thành từng hàng theo chiều dài sợi nọ cách sợi kia khoảng 1 cm trước khi mắc đay người ta xuyên những sợi đay qua lỗ cái "go". Mỗi "và chiếu" gồm 2 người dệt, 1 người mắc sợi cói vào một cái văng (làm bằng tre, nứa) rồi văng qua "và đay" (lúc này người ngồi trên và đay nghiêng go để và đay chia làm 2 một nửa trên, một nửa dưới để sợi cói được văng vào) và một người dập go. Để dệt được một lá chiếu đẹp thì 2 người mất khoảng 3-4 giờ đồng hồ. Nếu dệt chiếu cải hoa thì phải nhuộm cói bằng phẩm màu, và phải mất 1 ngày 2 người mới dệt được một lá chiếu. Chiếu dệt màu trắng thường được in hoa văn đỏ, với những khuôn hình dát bằng đồng lá phong phú, đa dạng : khuôn chữ hỉ, khuôn đôi chim câu hay khuôn hoa lá...Người ta trải chiếu trên chiếc phản dài, đặt khuôn lên sao cho vị trí sơn thật chuẩn, rồi mới quét màu lên đấy. Sau đó chiếc chiếu sẽ được sấy khô cho chín sơn. Khi dệt hết 1 và chiếu (thường thì khoảng 2 lá chiếu) thì được cắt ra và gim những đầu đay để thừa để giữ cho cây cói không bị bong ra khi sử dụng.
Chiếc chiếu của người Việt, không đơn giản chỉ là phương tiện trải ra ngồi hay nằm, nó còn là nét văn hóa rất riêng gắn với nếp nhà, văn hóa bao đời của dân tộc.
TIPC

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Tổ sản xuất chiếu cói Phú Tân (Tuy An): Gìn giữ và phát triển nghề truyền thống


Tổ hợp tác sản xuất chiếu cói

Phú Tân ở thôn Phú Tân, xã An Cư, huyện Tuy An đã nỗ lực đưa sản phẩm chiếu cói truyền thống trở thành sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.

coi-130910.jpg
Tổ sản xuất chiếu cói Phú Tân (Tuy An) góp phần hồi sinh

làng nghề dệt chiếu cói truyền thống của địa phương

- Ảnh: M.DUYÊN

Khôi phục ngành chiếu cói


Bắt đầu từ sự vươn lên của một cá nhân, rồi nhân rộng ra vài hộ trong thôn, nay đã phát triển thành một tổ sản xuất với tay nghề của người lao động được nâng lên và trang thiết bị cũng được đầu tư hiện đại. Hiện Tổ sản xuất chiếu cói Phú Tân (TSX Phú Tân) đang tạo việc làm cho hơn 135 lao động nông nhàn địa phương với mức thu nhập từ 1 đến 2 triệu đồng/tháng.

Chị Nguyễn Thị Kim Phương, người có công đầu trong việc thành lập TSX Phú Tân chia sẻ: Chiếu dệt bằng máy có mẫu mã đẹp, giá bán cao hơn chiếu dệt bằng tay từ 15.000 đến 20.000 đồng/đôi. Tuy nhiên, chiếu dệt bằng máy đòi hỏi nhiều lao động và vốn đầu tư. Để thành lập tổ hợp tác này, gia đình tôi vận động 4 hộ khác trong thôn cùng góp vốn. Nhờ đó mà 2 chiếc máy dệt chiếu với 15 lao động làm việc liên tục 7 ngày/tuần, mỗi ngày sản xuất được 30 chiếc chiếu. Tiếp đến, chúng tôi đã đầu tư 950 triệu đồng mua thêm 3 máy may biên, 8 máy dệt về phục vụ sản xuất. 30 lao động chủ yếu là thanh niên, phụ nữ trong xã chưa có việc làm ổn định được chúng tôi nhận vào làm việc với mức thu nhập ổn định 1,8 triệu đồng/người/tháng. Riêng việc cung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm cho các hộ cùng làm chiếu khác cũng giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động nông nhàn trong xã. Hiện nay, với 10 chiếc máy dệt, mỗi ngày tổ sản xuất được 150 chiếc chiếu, lợi nhuận mang lại 12 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Mơ làm việc tại TSX Phú Tân chia sẻ: Trước đây gia đình tôi cũng làm chiếu, cố gắng lắm 1 ngày cũng chỉ dệt được 3 chiếc chiếu. Khi gom đủ 20 chiếc, chồng tôi dùng xe đạp chở đi bán dạo khắp nơi. Vất vả, cực nhọc là vậy, nhưng thu nhập không bao nhiêu. Từ khi TSX Phú Tân ra đời, đưa máy móc vào dệt chiếu thì gia đình tôi có được cơ hội phát triển nghề truyền thống này.

Để nâng cao tay nghề cho người lao động cũng như giá trị chiếu cói, TSX Phú Tân đã phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh tổ chức lớp đào tạo nghề cói thủ công mỹ nghệ cho 20 lao động ở xã An Cư. Chị Phương cho biết, đào tạo không chỉ nâng cao tay nghề cho người lao động, sản phẩm làm ra đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường mà còn đưa sản phẩm chiếu cói của xã trở thành thương hiệu nổi tiếng, từ đó giúp lao động trong xã, huyện có nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập.

Ông Lê Luân, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh nhận xét, TSX Phú Tân đi vào hoạt động đã góp giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động nông nhàn trong xã; đồng thời còn bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống.
Nguồn tin: Báo Phú Yên điện tử
Tác giả: Bạch Vân

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Nghề dệt chiếu cói ở xã Quảng Văn: Còn nhiều nỗi lo

Gần đây, xã Quảng Văn (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá) đang có sự “thay da, đổi thịt” mạnh mẽ. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội đang thấm nhuần trong mỗi người dân. Nhiều chủ nhân của những chiếc máy dệt chiếu công nghiệp đã không chỉ làm giàu chính đáng cho bản thân, mà còn tạo việc làm, tạo thu nhập cho hàng trăm lao động nông nhàn. Tuy nhiên, để làng nghề được phát triển thì còn nhiều nỗi lo!

    Hướng đi mới cho làng nghề chiếu cói

    Đi trên những con đường bê tông phẳng lỳ rộng rãi, khang trang trải khắp xóm làng và thấy những ngôi nhà san sát mái bằng, nhà hai, ba tầng còn thơm mùi ve vôi dọc bên đường và cảnh nhà nhà trồng cói, người người làm chiếu rộn ràng khắp trong thôn ngoài ngõ, chúng tôi cảm nhận được rất rõ sự “thay da, đổi thịt” của làng nghề nơi đây. 

    Có một thời, nghề chiếu cói nơi đây cũng điêu đứng không kém các làng nghề ở nơi khác, bởi hiệu quả kinh tế không cao. Cái nghề được mệnh danh chúc phúc cho hạnh phúc lứa đôi đòi hỏi phải tỷ mỉ đến từng chi tiết nhỏ, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Nếu dệt theo lối thủ công, thì hai người làm khéo cũng chỉ được 2 đôi chiếu/ngày, vì phải mất rất nhiều công đoạn như: chọn cói, vo đập, ghim ghép… Công việc vất vả, thu nhập lại không cao, nên nhiều người dân đã thờ ơ với cây cói và dệt chiếu cói. Nhiều người dân trong làng không sống được bằng nghề đã phải bỏ ra các thành phố lớn tìm kế mưu sinh, khiến làng nghề có nguy cơ bị mai một. 

    Sống bên cạnh con sông cói, được nuôi dưỡng từ những bàn tay dệt cói, anh Hồ Trung Thiện như hiểu được nỗi lòng của người dân quê mình. Năm 2006, anh là một trong những lao động phải bỏ làng ra đi đã huy động một số anh, em trong gia đình dồn tiền mua một chiếu máy dệt cói công nghiệp về làng. Thời ấy, chiếc máy như một thứ đồ xa xỉ và hiện đại nhất đối với một xã nghèo Quảng Văn quê anh. 
    Thế rồi, xưởng dệt chiếu cói của anh Thiện cũng được hình thành. Thời gian đầu, anh và mọi người phải đánh vật mãi với chiếc máy, “do bà con nông thôn vốn quen với cái cách làm thủ công truyền thống, nay tiếp thu cái hiện đại nên còn bỡ ngỡ và lóng ngóng lắm!” - anh Thiện tâm sự. 

    Lâu dần, mọi người cũng thông thạo và điều hành chiếc máy một cách dễ dàng, nhuần nhuyễn. Những công việc tỷ mỉ, vất vả trước kia đã được máy làm thay, năng suất tăng gấp 20 - 30 lần so với cách làm thủ công truyền thống, hàng hóa làm ra đến đâu bán hết đến đó. Trung bình một máy sử dụng 2 lao động thường xuyên, với công suất đạt khoảng 30 - 40 đôi chiếu/ngày, lợi nhuận sau khi giảm trừ các chi phí thì được gần 10 ngàn đồng/đôi chiếu. Đi vào hoạt động không lâu, xưởng chiếu cói của anh Thiện đã có thể hoàn trả hết số vốn đầu tư ban đầu, ngoài ra còn có “của ăn của để”. Nhận thấy cách làm ăn mới hiệu quả, nhiều gia đình trong làng cũng bỏ tiền ra mua máy, như các anh: Hồng, Thuận, Cường, Mậu… Kể từ đây, làng nghề có bước phát triển mạnh mẽ. Đến nay, toàn xã có tới 66 chiếc máy, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hơn 300 lao động, với mức thu nhập bình quân 2,5 - triệu đồng/người/tháng. 

    Chúng tôi có dịp vào thăm cơ sở làm chiếu cói của anh Hồ Trọng Hồng - một cơ sở đang làm ăn rất phát đạt trong xã. Anh Hồng tâm sự: “Làng nghề chiếu cói ở đây đã được hồi sinh, phát triển nhờ có công nghệ máy móc hiện đại. Bây giờ, bà con đã có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, từ đó đã tạo ra sự yên tâm, cố gắng hết mình vì nghề của người dân nơi đây. Nhưng, cái khó nhất của chúng tôi vẫn là đầu ra của sản phẩm”. 

    Những gì mà Quảng Văn đang làm được thực sự không phải là nhỏ. Mô hình phát triển làng nghề của Quảng Văn cần được phát huy và nhân rộng trong đề án xây dựng nông thôn mới. 

    Còn nhiều nỗi lo cho chiếu cói

    Mặc dù nghề chiếu cói đang có cơ hội phát triển, người dân Quảng Văn đang nhờ vào cây cói để thực hiện ước mơ làm giàu. Tuy nhiên, đi sâu vào tìm hiểu chúng tôi mới biết, những người làm cói vẫn còn nhiều nỗi lo. 

    Ông Hồ Công Hương - Chủ tịch xã Quảng Văn trăn trở: “Trong chiến lược xây dựng nông thôn mới, nghề dệt chiếu đã phát huy được hiệu quả cao trên cả hai lĩnh vực kinh tế và xã hội, vì nghề này mang tính ổn định, bền vững. Những năm qua, UBND xã rất quan tâm, chú trọng phát triển làng nghề. Tuy nhiên, việc xuất hàng hóa vẫn do các cơ sở tư nhân tự tìm đầu ra, chưa có cơ quan nhà nước nào đứng ra giúp nhân dân trong xã bao tiêu sản phẩm. Chiếu cói làm ra không bán được để ẩm mốc, hư hỏng là chuyện tất yếu. Hơn nữa, giữa các hộ sản xuất, kinh doanh với các chủ thu mua sản phẩm không có sự ràng buộc pháp lý nào, tình trạng mua nợ đang diễn ra rất nhiều. Nếu các hộ sản xuất không thu gom được tiền mặt để xoay vòng đầu tư thì rất dễ xảy ra tình trạng nợ chồng lên nợ”. 

    Như để minh chứng, ông Hồng nói thêm: Trước đây, tôi cũng bỏ tiền đầu tư mua một máy dệt chiếu. Ban đầu làm ăn còn có hiệu quả, lâu dần, mô hình được nhân rộng toàn xã, sản phẩm ngày một nhiều, trong khi đó thị trường bị chia nhỏ, hàng hóa không bán được, có giai đoạn chiếu tồn kho ẩm, mốc, người dân phải đem phơi chiếu kín cả cánh đồng. Sau lần đó, tôi phải lặn lội vào Nam, ra Bắc tìm người bao tiêu sản phẩm nhưng không ai chịu nhận, về nhà tôi đành phải bán máy. Số còn lại, cơ sở nào tìm kiếm được thị trường thì nghề chiếu cói cũng đủ để họ làm giàu. 

    Chiếu cói Quảng Văn được tạo nên từ những công đoạn khá công phu. Cói thu hoạch xong được chẻ ngay, sau đó mới phơi khô, loại bỏ phụ phẩm; rồi đến khâu chọn cói, cói phải được phân loại cho thật đều, theo từng sợi to nhỏ, ngắn dài khác nhau thì khi dệt chiếu mới bền, đẹp. Tiếp theo, khi cho cói vào máy để dệt, đòi hỏi người dệt phải thật tinh ý, sao cho các đường bẻ mép, bắt biên phải gọn gàng. Chính vì lẽ đó, điều lo lắng hiện nay của anh Hồng cũng như mọi người là vùng nguyên liệu cói của xã hạn hẹp, nhiều lần anh Hồng phải nhập nguyên liệu từ vùng cói Nga Sơn về, nhưng cói ở đây không được cứng gốc, bóng cói và nhiều sóng bằng cói quê anh!. 

    Tìm hiểu thêm làng nghề chiếu cói Quảng Văn, chúng tôi nhận ra một điều, hầu hết cơ sở vật chất, máy móc người dân phải tự bỏ tiền túi ra mua, khoảng 100 triệu đồng/máy, chưa kể nguồn vốn nhập nguyên liệu và thuê nhân công. Trong khi xã thì không có kinh phí để hỗ trợ, người dân thì không đủ khả năng. Đặc biệt, tình trạng suy thoái kinh tế trong nước đang gây khó khăn đến từng người dân Việt Nam, thì điều này sẽ là khó khăn rất lớn đối với người dân Quảng Văn!. 

    Những người nông dân xã Quảng Văn luôn cần mẫn và gắn bó với từng cây cói đang rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan chức năng và các cấp chính quyền, như hỗ trợ người dân về nguồn vốn, kỹ thuật, tìm đầu ra cho sản phẩm; tạo điều kiện cho bà con nông dân Quảng Văn phát triển kinh tế, góp phần giữ vững nghề truyền thống của địa phương. 
    tag: chieu coichiếu cóichieu coi thai binhchiếu cói thái bình

    Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

    Mai một nghề đan chiếu cói

    Chiếu cói

    nghề chiếu cói truyền thống

    Xã Lát, H. Lạc Dương (Lâm Đồng) vốn nổi tiếng với nghề đan chiếu cói, thế nhưng hiện nay nghề đan chiếu mai một dần.
    Nghề đan chiếu cói đang dần mai một


    Bà Me Bla Pel đan chiếu cói - Ảnh: Lâm Viên

    Người thợ chieu coi chăm chỉ


    Qua giới thiệu của Chánh văn phòng UBND H. Lạc Dương, chúng tôi được một người dân địa phương dẫn đến nhà bà Me Bla Pel (80 tuổi), nơi hiếm hoi ở xã Lát còn đang giữ được nghề đan chiếu cói truyền thống của đồng bào K’ho Lạch.
    Vừa thoăn thoắt đôi tay lần những sợi cói quyện chặt vào nhau, bà Pel nói: “Ngày xưa con gái muốn “bắt” chồng, phải biết đan chiếu. Tôi có 3 con gái đều biết đan chieu coi thành thạo”. Khi đi “bắt” chồng cho con gái, bên cạnh những lễ vật lớn như trâu, bò, chóe thì phải có thêm vài ba chiếc chiếu cói”. Nguyên liệu để đan chiếu lấy từ lá cây cói (người K’ho Lạch gọi là cây Tunh). Loại cây mọc hoang ở vùng đầm lầy sau dãy núi Lang Biang hùng vĩ, mùa mưa cây sinh trưởng rất nhanh, cọng lá dài từ 2 đến 3 mét. Khi thấy cói đủ cứng cáp, người Lạch rủ nhau đi cắt lá đem về phơi khô để đan chiếu. Tunh phơi nắng phải mất từ 2-3 tuần mới khô, nếu trời ít nắng thì phải hong trên bếp cho thật khô để khỏi bị ẩm mốc, khi sợi cói ngả màu vàng thì mới đạt. Sau đó dùng 2 thanh tre vuốt dẹp các sợi cói mới có thể đan chiếu. Muốn có màu sắc cho các hoa văn, người Lạch tìm lá cây rừng vò nát bỏ vào chóe ngâm nước, sau đó ép lấy nước cốt nhuộm lá cói, màu không bị phai.
    Việc đan chiếu hoàn toàn bằng thủ công, với đôi tay khéo léo cộng với sự kiên trì sẽ tạo ra những tấm chiếu nhiều kích cỡ. “Chiếu lớn nhất có chiều dài 2,4m, ngang 1,6m, bán được 800 ngàn đồng, nếu thêm hoa văn giá 1 triệu đồng 1 tấm”- bà Pel cho biết thêm. Để đan một tấm chiếu lớn bà Pel mất từ 8-10 ngày. Hiện nay do tuổi cao mắt kém, nên bà Pel truyền nghề lại cho 3 cô con gái là Me Bla Hồng, Me Bla Pui và Me Bla Bil. Ban ngày các cô làm rẫy bắp, cà phê, chiều tối về nhà tranh thủ đan chiếu theo đơn đặt hàng là chính. Cô Me Bla Hồng nói: “Đan chiếu chỉ là nghề phụ thôi, muốn đủ sống phải làm rẫy làm vườn”. Cô Bla Hồng cho biết thêm, muốn có chiếc chiếu đẹp, phải biết chọn những mớ cói đều nhau, cọng khỏe, bóng tròn và không bị sâu. Khi đan phải biết xử lý để các đường bẻ mép, bắt biên gọn gàng, thẳng đều thì chiếu mới đẹp. Chiếu cói có đặc điểm nhẹ, bền và đẹp, có thể cuộn tròn hoặc gấp nhỏ, không bị gãy.
    Gần đây khu du lịch Làng Cù Lần (trên địa bàn H. Lạc Dương) đặt hàng cho gia đình bà Pel đan chiếu cói để giới thiệu đến du khách sản phẩm đặc trưng của người K’ho Lạch. Một vài cửa hàng tạp hóa dưới chân núi Lang Biang cũng đặt hàng cho mẹ con bà Pel đan chiếu nhưng số lượng không nhiều. Bên cạnh chieu coi, lá tunh còn được dùng để đan túi đựng cơm mang lên nương rẫy và một số vật dụng khác.
    Chiếu cói là vật dụng thiết thực, có ý nghĩa quan trọng và gắn liền với nhịp sống thường nhật của người K’ho Lạch; từ lúc mở mắt chào đời cho tới lúc cưới hỏi và đến lúc “nhắm mắt xuôi tay”, chiếu cói vẫn luôn đồng hành với cuộc sống của người K’ ho Lạch.
    Theo một cán bộ H. Lạc Dương, trên địa bàn xã Lát chỉ còn khoảng 7 hộ vẫn duy trì nghề đan chiếu cói, nhưng do giá đầu ra của sản phẩm không tương xứng với công sức bỏ ra nên nghề đan chiếu đang mai một dần.

    Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

    Cách bảo quản và chữa mốc hiệu quả


    Chiếu cói



    Cách bảo quản chiếu cói

    nếu để mốc rất khó xử lý vì mốc ngấm rất sâu vào bên trong sợi chiếu, xử lý mốc trên bền mặt chỉ làm mờ đi bằng chanh hoặc cầu kỳ hơn là ngâm chiếu với nước muối, xong bỏ ra rắc ít vôi bột lên để khô sau giặt lại bằng bàn trải. Ngoài ra còn cách chữa chiếu cói bị mốc nữa là dùng hóa chất tẩy mạnh cách này tuy tẩy hết mốc nhưng dễ làm hư chiếu .


    ( chieu coi )


    Để chieu coi bền với thời gian

    Nói tóm lại nếu không muốn bị chieu coi mốc tốt nhất nên làm tốt khâu bảo quản chiếu, khi không sử dụng chiếu cách phòng ngừa hiệu quả nhất là để chiếu dưới giường nhưng dưới đệm vì hơi ấm là biện pháp tránh mốc hiệu quả nhất. Nếu không muốn để chieu dưới đệm các bạn nên lau sạch, phơi khô gấp mặt phải vào trong, mắt trái ra ngoài rồi cho vào bao tải hoặc bọc gói giấy lại cất nơi khô dáo, đừng nên bọc chieu coi vào bao ni lông vì bao ni lông rất bí không thoát khí rất dễ bị mốc.


    ( chiếu coi )
    Chiếu cói và chiếu cỏ chữa mốc thì quá đơn giản rồi, chắc bố mẹ nào cũng biết chỉ việc giặt với nước không dùng xà phòng xong đem phơi nắng là hết.
    Các bác tham khảo thêm : Các bạn đọc thêm ở Cách sử lý chiếu cói bị mốc trắng, các bảo quản

    Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

    Người tìm hướng đi mới cho chiếu cói Quang Lịch

    +Trường Khôi

     chiếu cói

    Bàn Thạch (05/08/2013)
    Từ thị trấn Nam Phước - huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đi về hướng Đông khoảng 5 km, du khách sẽ bắt gặp những bãi đay xanh tốt nằm dọc hai bờ hữu ngạn con sông Thu Bồn.


    Đây là nguồn nguyên liệu chính của làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch. Sợi đay đơn sơ nhưng qua bàn tay khéo léo, tài hoa của những người phụ nữ Bàn Thạch đã trở thành những chiếc chiếu trắng, chiếu hoa, chiếu trổ, chiếu bông, chiếu nổi... rực rở, mịn màng và bền chắc, được thị trường trong nước ưa chuộng. Nguyên liệu làm chiếu được lấy từ những vùng cói, đay mọc ven sông. Theo chị Nguyễn Thị Ca - một người buôn chiếu ở Hội An - thì chiếu Bàn Thạch có rất nhiều loại như chiếu trắng, chiếu hoa, chiếu trổ, chiếu bông, chiếu bùa, chiếu nổi... Mỗi một loại có công đoạn xử lý nguyên liệu và cách dệt khác nhau.


    làng chiếu cói 


    Bà Nguyễn Thị Tiến năm nay gần 60 tuổi. Lớn lên, lấy chồng, rồi sinh con đẻ cái cũng chỉ quanh quẩn ở vùng Bàn Thạch. Khi nghe hỏi theo nghề dệt chiếu này bao lâu rồi, bà Tiến cười giòn, bàn tay vẫn đan những sợi lác thoăn thoắt : “Nói chi to tát rứa. Hơn 90% dân làng này đều xem nghề dệt chiếu là nghề cha truyền con nối, 6 tuổi là bọn trẻ trong làng đã biết dệt chiếu rồi. Làm chiếu cũng nhẹ nhàng thôi”. Rồi bà giải thích thêm, nghề này ít vốn, có thể làm vào những lúc rảnh rỗi việc nhà nông. Lúc xem ti vi, tán chuyện với nhau cũng có thể dệt được. Với nghề này có thể phân công lao động rõ ràng. Đàn ông thì lo việc đi chặt cây đay, lác, phơi phóng và tước sợi để làm nguyên liệu. Phụ nữ lo việc nhuộm màu, dệt chiếu. Sản phẩm làm ra có thể bỏ cho các đầu mối quen, hoặc mang đi bán quanh các vùng lân cận. Trung bình một người có thể dệt 3-4 chiếc/ngày, kiếm được khoảng 25-30 nghìn đồng.

    Khác với các làng nghề dệt chiếu khác, thường dệt chiếu trắng rồi in khuôn hoa lá, hình ảnh lên nền chiếu, chiếu hoa ở Bàn Thạch thực sự là một “bức tranh hài hòa về màu sắc” của những “họa sĩ nông dân”. Để hình ảnh, màu sắc sảo và ít phai, phải mất khá nhiều công đoạn. Trước tiên là chọn sợi lác về nhuộm phẩm với đủ loại màu xanh, đỏ, tím, vàng... Để màu nhuộm chính xác, khó phai thì phải nấu phẩm lên, nhúng từng chùm nhỏ vào, tùy theo độ đậm nhạt mà có thể nhúng 2-3 lần trở lên. Lác nhuộm phẩm xong phải phơi cho đủ nắng, không quá gắt vì dễ giòn gãy, cũng không quá dịu vì dễ ẩm mốc. Lác dùng để dệt phải ửng màu xanh, dệt xong đem phơi sẽ cho ra màu trắng sáng. Sợi lác còn dài, không chắp nối thì sẽ cho ra những chiếc chiếu mịn màng, giá có thể cao hơn rất nhiều. Loại cây để làm go (khổ) và thoi dệt chiếu thường là cây cau già vì có độ bền, nhẹ và thẳng. Để dệt một chiếc thường cần có hai người : một người giữ go, một người cầm thoi.
    Tùy theo hình dáng hoa văn mà người dệt sẽ điều khiển mặt cửi chạm nổi âm dương, mắc cửi đơn hoặc kép cho phù hợp. Bàn tay phải khéo léo điều khiển sợi đay lúc nâng lên, lúc chìm xuống, cải ba, cải hai,... để cho ra các hình hoa văn thật ăn khớp nhau. Thường người mua tìm đến tận nhà để đặt dệt những mẫu chiếu theo ý mình, chẳng hạn chiếu hoa có chữ song hỷ, màu tươi sáng dành cho những vợ chồng mới cưới. Chiếu có chữ thọ, màu sắc trang nhã dùng để trải tại các đình thờ, trong việc cúng kính,...
    Tổ chức OPEC đã tài trợ hơn 6,6 tỷ đồng cho dự án “Khôi phục và phát triển làng nghề chiếu cói Bàn Thạch”, trong đó tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, dạy nghề, tìm đầu ra cho sản phẩm... Làng chiếu Bàn Thạch cũng là một trong những làng nghề đang được Quảng Nam ưu tiên đầu tư khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống gắn kết với du lịch.

    chiếu cói thủ công vẫn có thị trường ổn định

    Vài ba năm trở lại đây, khi các loại chiếu trúc, chiếu nhựa hoa của Trung Quốc lan tràn tại Việt Nam, những tưởng làng nghề dệt chiếu cũng dần tàn lụi. Nhưng theo người dân làng thì thị trường của họ vẫn ổn định, có “phân khúc” rõ ràng. Bà Đỗ Thị Cạ - một người dân làng Bàn Thạch - lý giải : Nằm chiếu dệt thủ công vừa rẻ, vừa bền, vẫn bảo đảm độ thoáng mát. Chỉ mất khoảng 15-20 nghìn đồng là đã có được một chiếc chiếu khổ rộng, màu sắc trang nhã, vừa mát vào mùa hè, lại ấm vào mùa đông. Thử hỏi làm sao người ta không ưa. Còn theo bà Tiến thì chiếu Bàn Thạch luôn đạt được sự hài hòa trong màu sắc, sự sắp xếp hoa văn, hình ảnh (có thể là hoa lá, chim muông, hoặc chữ thọ, song hỷ,...) có thể linh động theo yêu cầu của người đặt hàng. Điểm yếu duy nhất của chiếu tại làng nghề là khó gập lại nhỏ để đóng vào hộp mang đi xa. Thế nhưng hiện nay người dân đang tìm tòi và cải tiến phần nào.
    Khi du lịch phát triển, các hãng lữ hành và huyện Duy Xuyên đã có kế hoạch đầu tư, khôi phục và đưa làng chiếu Bàn Thạch vào địa chỉ tham quan của du khách trong các tour du lịch. Người dân làng nghề cũng ý thức rất rõ lợi ích từ các tour du lịch mang lại nên ngày càng đầu tư vào mẫu mã, chất lượng sản phẩm để chào bán du khách. Anh Nguyễn Văn Hào - hướng dẫn viên du lịch ở Hội An - nhận xét : Du khách, đặc biệt là khách Nhật, rất thích đặt mua những chiếc chiếu khổ nhỏ, trang trí tứ linh hoặc hoa văn ở bốn góc, hoa văn nổi, chìm ở cả hai mặt chiếu để mang về làm quà. Nhiều người dân đã sáng kiến dệt nên những chiếc gối chân nho nhỏ. Đan những chiếc rổ đựng kim chỉ, hoặc làm những đôi dép tận dụng bằng những sợi lác còn lại để bán cho du khách.(Theo langnghe.org.vn)

    Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

    Làng chiếu cói Bàn Thạch

    Chiếu cói, chieu coi

    Từ thị trấn Nam Phước - huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đi về hướng Đông khoảng 5 km, du khách sẽ bắt gặp những bãi đay xanh tốt nằm dọc hai bờ hữu ngạn con sông Thu Bồn.

    Chiếu cói nguyên liệu


    Đây là nguồn nguyên liệu chính của làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch. Sợi đay đơn sơ nhưng qua bàn tay khéo léo, tài hoa của những người phụ nữ Bàn Thạch đã trở thành những chiếc chiếu trắng, chiếu hoa, chiếu trổ, chiếu bông, chiếu nổi... rực rở, mịn màng và bền chắc, được thị trường trong nước ưa chuộng. Nguyên liệu làm chiếu được lấy từ những vùng cói, đay mọc ven sông. Theo chị Nguyễn Thị Ca - một người buôn chiếu ở Hội An - thì chiếu Bàn Thạch có rất nhiều loại như chiếu trắng, chiếu hoa, chiếu trổ, chiếu bông, chiếu bùa, chiếu nổi... Mỗi một loại có công đoạn xử lý nguyên liệu và cách dệt khác nhau.


    Bà Nguyễn Thị Tiến năm nay gần 60 tuổi. Lớn lên, lấy chồng, rồi sinh con đẻ cái cũng chỉ quanh quẩn ở vùng Bàn Thạch. Khi nghe hỏi theo nghề dệt chiếu này bao lâu rồi, bà Tiến cười giòn, bàn tay vẫn đan những sợi lác thoăn thoắt : “Nói chi to tát rứa. Hơn 90% dân làng này đều xem nghề dệt chiếu là nghề cha truyền con nối, 6 tuổi là bọn trẻ trong làng đã biết dệt chiếu rồi. Làm chiếu cũng nhẹ nhàng thôi”. Rồi bà giải thích thêm, nghề này ít vốn, có thể làm vào những lúc rảnh rỗi việc nhà nông. Lúc xem ti vi, tán chuyện với nhau cũng có thể dệt được. Với nghề này có thể phân công lao động rõ ràng. Đàn ông thì lo việc đi chặt cây đay, lác, phơi phóng và tước sợi để làm nguyên liệu. Phụ nữ lo việc nhuộm màu, dệt chiếu. Sản phẩm làm ra có thể bỏ cho các đầu mối quen, hoặc mang đi bán quanh các vùng lân cận. Trung bình một người có thể dệt 3-4 chiếc/ngày, kiếm được khoảng 25-30 nghìn đồng.
    Khác với các làng nghề dệt chiếu khác, thường dệt chiếu trắng rồi in khuôn hoa lá, hình ảnh lên nền chiếu, chiếu hoa ở Bàn Thạch thực sự là một “bức tranh hài hòa về màu sắc” của những “họa sĩ nông dân”. Để hình ảnh, màu sắc sảo và ít phai, phải mất khá nhiều công đoạn. Trước tiên là chọn sợi lác về nhuộm phẩm với đủ loại màu xanh, đỏ, tím, vàng... Để màu nhuộm chính xác, khó phai thì phải nấu phẩm lên, nhúng từng chùm nhỏ vào, tùy theo độ đậm nhạt mà có thể nhúng 2-3 lần trở lên. Lác nhuộm phẩm xong phải phơi cho đủ nắng, không quá gắt vì dễ giòn gãy, cũng không quá dịu vì dễ ẩm mốc. Lác dùng để dệt phải ửng màu xanh, dệt xong đem phơi sẽ cho ra màu trắng sáng. Sợi lác còn dài, không chắp nối thì sẽ cho ra những chiếc chiếu mịn màng, giá có thể cao hơn rất nhiều. Loại cây để làm go (khổ) và thoi dệt chiếu thường là cây cau già vì có độ bền, nhẹ và thẳng. Để dệt một chiếc thường cần có hai người : một người giữ go, một người cầm thoi.
    Tùy theo hình dáng hoa văn mà người dệt sẽ điều khiển mặt cửi chạm nổi âm dương, mắc cửi đơn hoặc kép cho phù hợp. Bàn tay phải khéo léo điều khiển sợi đay lúc nâng lên, lúc chìm xuống, cải ba, cải hai,... để cho ra các hình hoa văn thật ăn khớp nhau. Thường người mua tìm đến tận nhà để đặt dệt những mẫu chiếu theo ý mình, chẳng hạn chiếu hoa có chữ song hỷ, màu tươi sáng dành cho những vợ chồng mới cưới. Chiếu có chữ thọ, màu sắc trang nhã dùng để trải tại các đình thờ, trong việc cúng kính,...
    Tổ chức OPEC đã tài trợ hơn 6,6 tỷ đồng cho dự án “Khôi phục và phát triển làng nghề chiếu cói Bàn Thạch”, trong đó tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, dạy nghề, tìm đầu ra cho sản phẩm... Làng chiếu Bàn Thạch cũng là một trong những làng nghề đang được Quảng Nam ưu tiên đầu tư khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống gắn kết với du lịch.

    các loại chiếu cói khác


    Vài ba năm trở lại đây, khi các loại chiếu trúc, chiếu nhựa hoa của Trung Quốc lan tràn tại Việt Nam, những tưởng làng nghề dệt chiếu cũng dần tàn lụi. Nhưng theo người dân làng thì thị trường của họ vẫn ổn định, có “phân khúc” rõ ràng. Bà Đỗ Thị Cạ - một người dân làng Bàn Thạch - lý giải : Nằm chiếu dệt thủ công vừa rẻ, vừa bền, vẫn bảo đảm độ thoáng mát. Chỉ mất khoảng 15-20 nghìn đồng là đã có được một chiếc chiếu khổ rộng, màu sắc trang nhã, vừa mát vào mùa hè, lại ấm vào mùa đông. Thử hỏi làm sao người ta không ưa. Còn theo bà Tiến thì chiếu Bàn Thạch luôn đạt được sự hài hòa trong màu sắc, sự sắp xếp hoa văn, hình ảnh (có thể là hoa lá, chim muông, hoặc chữ thọ, song hỷ,...) có thể linh động theo yêu cầu của người đặt hàng. Điểm yếu duy nhất của chiếu tại làng nghề là khó gập lại nhỏ để đóng vào hộp mang đi xa. Thế nhưng hiện nay người dân đang tìm tòi và cải tiến phần nào.
    Khi du lịch phát triển, các hãng lữ hành và huyện Duy Xuyên đã có kế hoạch đầu tư, khôi phục và đưa làng chiếu cói Bàn Thạch vào địa chỉ tham quan của du khách trong các tour du lịch. Người dân làng nghề cũng ý thức rất rõ lợi ích từ các tour du lịch mang lại nên ngày càng đầu tư vào mẫu mã, chất lượng sản phẩm để chào bán du khách. Anh Nguyễn Văn Hào - hướng dẫn viên du lịch ở Hội An - nhận xét : Du khách, đặc biệt là khách Nhật, rất thích đặt mua những chiếc chiếu khổ nhỏ, trang trí tứ linh hoặc hoa văn ở bốn góc, hoa văn nổi, chìm ở cả hai mặt chiếu để mang về làm quà. Nhiều người dân đã sáng kiến dệt nên những chiếc gối chân nho nhỏ. Đan những chiếc rổ đựng kim chỉ, hoặc làm những đôi dép tận dụng bằng những sợi lác còn lại để bán cho du khách.(Theo langnghe.org.vn)
    Chiếu cói Thái Bình - Hotline: 0167 453 1842