slide

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Mai một nghề đan chiếu cói

Chiếu cói

nghề chiếu cói truyền thống

Xã Lát, H. Lạc Dương (Lâm Đồng) vốn nổi tiếng với nghề đan chiếu cói, thế nhưng hiện nay nghề đan chiếu mai một dần.
Nghề đan chiếu cói đang dần mai một


Bà Me Bla Pel đan chiếu cói - Ảnh: Lâm Viên

Người thợ chieu coi chăm chỉ


Qua giới thiệu của Chánh văn phòng UBND H. Lạc Dương, chúng tôi được một người dân địa phương dẫn đến nhà bà Me Bla Pel (80 tuổi), nơi hiếm hoi ở xã Lát còn đang giữ được nghề đan chiếu cói truyền thống của đồng bào K’ho Lạch.
Vừa thoăn thoắt đôi tay lần những sợi cói quyện chặt vào nhau, bà Pel nói: “Ngày xưa con gái muốn “bắt” chồng, phải biết đan chiếu. Tôi có 3 con gái đều biết đan chieu coi thành thạo”. Khi đi “bắt” chồng cho con gái, bên cạnh những lễ vật lớn như trâu, bò, chóe thì phải có thêm vài ba chiếc chiếu cói”. Nguyên liệu để đan chiếu lấy từ lá cây cói (người K’ho Lạch gọi là cây Tunh). Loại cây mọc hoang ở vùng đầm lầy sau dãy núi Lang Biang hùng vĩ, mùa mưa cây sinh trưởng rất nhanh, cọng lá dài từ 2 đến 3 mét. Khi thấy cói đủ cứng cáp, người Lạch rủ nhau đi cắt lá đem về phơi khô để đan chiếu. Tunh phơi nắng phải mất từ 2-3 tuần mới khô, nếu trời ít nắng thì phải hong trên bếp cho thật khô để khỏi bị ẩm mốc, khi sợi cói ngả màu vàng thì mới đạt. Sau đó dùng 2 thanh tre vuốt dẹp các sợi cói mới có thể đan chiếu. Muốn có màu sắc cho các hoa văn, người Lạch tìm lá cây rừng vò nát bỏ vào chóe ngâm nước, sau đó ép lấy nước cốt nhuộm lá cói, màu không bị phai.
Việc đan chiếu hoàn toàn bằng thủ công, với đôi tay khéo léo cộng với sự kiên trì sẽ tạo ra những tấm chiếu nhiều kích cỡ. “Chiếu lớn nhất có chiều dài 2,4m, ngang 1,6m, bán được 800 ngàn đồng, nếu thêm hoa văn giá 1 triệu đồng 1 tấm”- bà Pel cho biết thêm. Để đan một tấm chiếu lớn bà Pel mất từ 8-10 ngày. Hiện nay do tuổi cao mắt kém, nên bà Pel truyền nghề lại cho 3 cô con gái là Me Bla Hồng, Me Bla Pui và Me Bla Bil. Ban ngày các cô làm rẫy bắp, cà phê, chiều tối về nhà tranh thủ đan chiếu theo đơn đặt hàng là chính. Cô Me Bla Hồng nói: “Đan chiếu chỉ là nghề phụ thôi, muốn đủ sống phải làm rẫy làm vườn”. Cô Bla Hồng cho biết thêm, muốn có chiếc chiếu đẹp, phải biết chọn những mớ cói đều nhau, cọng khỏe, bóng tròn và không bị sâu. Khi đan phải biết xử lý để các đường bẻ mép, bắt biên gọn gàng, thẳng đều thì chiếu mới đẹp. Chiếu cói có đặc điểm nhẹ, bền và đẹp, có thể cuộn tròn hoặc gấp nhỏ, không bị gãy.
Gần đây khu du lịch Làng Cù Lần (trên địa bàn H. Lạc Dương) đặt hàng cho gia đình bà Pel đan chiếu cói để giới thiệu đến du khách sản phẩm đặc trưng của người K’ho Lạch. Một vài cửa hàng tạp hóa dưới chân núi Lang Biang cũng đặt hàng cho mẹ con bà Pel đan chiếu nhưng số lượng không nhiều. Bên cạnh chieu coi, lá tunh còn được dùng để đan túi đựng cơm mang lên nương rẫy và một số vật dụng khác.
Chiếu cói là vật dụng thiết thực, có ý nghĩa quan trọng và gắn liền với nhịp sống thường nhật của người K’ho Lạch; từ lúc mở mắt chào đời cho tới lúc cưới hỏi và đến lúc “nhắm mắt xuôi tay”, chiếu cói vẫn luôn đồng hành với cuộc sống của người K’ ho Lạch.
Theo một cán bộ H. Lạc Dương, trên địa bàn xã Lát chỉ còn khoảng 7 hộ vẫn duy trì nghề đan chiếu cói, nhưng do giá đầu ra của sản phẩm không tương xứng với công sức bỏ ra nên nghề đan chiếu đang mai một dần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chiếu cói Thái Bình - Hotline: 0167 453 1842